Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm VLOOKUP | Henry KJO

I. Công dụng của hàm VLOOKUP 

        Hàm VLOOKUP khi bạn cần tìm nội dung trong một bảng hoặc dải ô theo hàng.
        Ở dạng đơn giản nhất, hàm VLOOKUP cho biết:
            =VLOOKUP(Nội dung bạn muốn tra cứu, nơi bạn muốn tìm nó, số cột trong phạm vi chứa giá trị cần trả về, trả về kết quả khớp Gần đúng hoặc Chính xác – được biểu thị là 1/TRUE hoặc 0/FALSE).


II. Cú pháp

=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong đó:
VLOOKUP: Là tên hàm
Các tham số in đậm bắt buộc phải có.
lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
table_array: Bảng chứa giá trị cần dò tìm, để ở dạng giá trị tuyệt đối với dấu $ đằng trước, ví dụ: $A$3:$E$40.
col_index_num: Thứ tự của cột chứa giá trị dò tìm trên table_array. Ví dụ trong bảng $A$3:$E$40, cột B chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2; bảng $C$3:$F$40, cột E chứa giá trị dò tìm, thì col_index_num ở đây là 3.
range_lookup: Là phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối). Tham số này không bắt buộc phải luôn có trong công thức.

III. Ví dụ

   a. Đánh giá xếp loại học sinh


    

    b. Tính phụ cấp theo chức vụ




IV. Các lỗi thường gặp

    1. Lỗi #N/A

         Một ràng buộc của hàm VLOOKUP là nó chỉ có thể tìm các giá trị trên cột ngoài cùng bên trái trong Table_array, nếu không sẽ xuất hiện lỗi #N/A. Lúc này bạn hãy cân nhắc sử dụng hàm INDEX kết hợp hàm MATCH.
         Ngoài ra, nếu không tìm thấy kết quả khớp chính xác sẽ trả về hàm sẽ trả về lỗi #N/A do dữ liệu không có trong Table_array. Lúc này bạn có thể sử dụng hàm IFERROR để đổi #N/A thành giá trị khác.
       Ví dụ: Table_array là A2:C10, nên hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm trong cột A. Để sửa trường hợp này, bạn đổi Table_array thành B2:C10, hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm trong cột B.

    

    2. Lỗi #REF!

        Nếu Col_index_num lớn hơn số cột trong Table_array, bạn sẽ nhận được giá trị lỗi #REF!. Lúc này, bạn hãy kiểm tra lại công thức để đảm bảo Col_index_num bằng hoặc nhỏ hơn số cột trong Table_array.
        Ví dụ: Col_index_num là 3, trong khi Table_array là B2:C10 chỉ có 2 cột.

     

     3. Lỗi #VALUE!

        Nếu Col_index_num nhỏ hơn 1 trong công thức, bạn sẽ nhận giá trị lỗi #VALUE!.
        Trong Table_array, cột 1 là cột tìm kiếm, cột 2 là cột đầu tiên ở bên phải của cột tìm kiếm, v.v… Vì vậy khi xuất hiện lỗi này, hãy kiểm tra lại giá trị Col_index_number trong công thức.
        Ví dụ: Col_index_num bằng 0 dẫn đến việc xuất hiện lỗi #VALUE!.

 

    4. Lỗi #NAME?

        Lỗi #NAME? xuất hiện khi Lookup_value thiếu dấu ngoặc kép (“). Để tìm kiếm giá trị định dạng văn bản (Text), bạn dùng dấu ngoặc kép để Excel có thể hiểu công thức.
        Ví dụ: 



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn